Được biết, sau 15 năm thực hiệnNghị quyết số 45-NQ/TW của BộChính trị khóa IX về xây dựng và pháttriển thành phố Cần Thơ. Vậy kinh tế -xã hội của thành phố chúng ta thay đổinhư thế nào, thưa ông?
Chủ tịch Trần Việt Trường: Giaiđoạn 2006 – 2019, kinh tế của thành phốtăng trưởng đạt mức bình quân 7,27%/năm, cao nhất trong vùng kinh tế trọngđiểm Đồng bằng sông Cửu Long. Tổngsản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt mứchơn 100.000 tỉ đồng, tăng gấp 5 lầnso với năm 2005, hằng năm đóng gópkhoảng 1,8% GDP cả nước.
Nhiều dự án, công trình mới được đầutư xây dựng làm “thay da đổi thịt” đôthị Cần Thơ, khẳng định vị thế của mộtđô thị lớn ở vùng Đồng bằng sông CửuLong. Cùng với diện mạo đô thị đang ngàycàng hiện đại, thành phố cũng tận dụnglợi thế trung tâm và nguồn lực đầu tư từtrung ương để tập trung xây dựng nhiềucông trình giao thông trọng điểm, kết nốigiữa các địa phương trong vùng với TPHồ Chí Minh và cả nước. Những cơ sở nền tảng đó góp phầngiúp thành phố Cần Thơ đạt được nhiềuthành tựu trong phát triển kinh tế - xãhội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Xin ông cho biết tầm nhìn và mụctiêu phát triển của thành phố CầnThơ trong giai đoạn sắp tới? Nhất làkế hoạch thực hiện Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triểnthành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầmnhìn đến năm 2045?
Chủ tịch Trần Việt Trường: Có thểnói Nghị quyết số 59 lần nữa khẳngđịnh vai trò, vị trí và tầm quan trọngcủa Cần Thơ đối với vùng ĐBSCL và cảnước, vạch ra những giải pháp mới đểxây dựng và phát triển theo hướng vănminh, hiện đại, mang đậm bản sắc vănhóa sông nước vùng ĐBSCL, thành đôthị hạt nhân vùng…
Để đạt được mục tiêu trên, TP xácđịnh 7 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm.Trước hết là thực hiện tốt công tác quyhoạch và quản lý quy hoạch theo hướngphát huy ở mức cao nhất các tiềm năng,lợi thế không chỉ của TP mà của cảvùng ĐBSCL. Kế đến là phát triển kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạtầng giao thông theo hướng đồng bộ,hiện đại, kết nối nội vùng và liên vùng,liên vận quốc tế. Thu hút và sử dụng cóhiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọithành phần kinh tế - xã hội, nhất là cho phát triển cơ sở hạ tầng và các ngànhkinh tế có tiềm năng, lợi thế.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao, dịch vụ khoa học và công nghệ… và là trung tâm giáo dục, đào tạo, khoa họcvà công nghệ, y tế chuyên sâu của vùng.Thực hiện tốt công tác quản lý, khai hác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên,bảo vệ môi trường sinh thái; tăng cườngliên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng ĐBSCL, khu vực và các tỉnh, thành khác.Tầm nhìn đến năm 2045: Cần Thơlà thành phố xanh, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc miền Tây Nam Bộ; thuộc nhóm các thành phố phát triểnhàng đầu châu Á.Việc phát triển luôn là kỳ vọng củangười dân và chính quyền, tuy nhiên để đạt được phải thấy rõ những hạn chế.
Vậy TP Cần Thơ có những hạn chế,tồn tại nào phải khắc phục, thưa ông?
Chủ tịch Trần Việt Trường: Thực tế Cần Thơ đã có bước tiến dài nhưng chưabền vững. Tốc độ tăng trưởng chưa cao,chưa tương xứng với tiềm năng. Đó làchưa có những doanh nghiệp đầu đàncó khả năng làm thay đổi cục diện kinh tế, môi trường kinh doanh chưa thực sự hấp dẫn, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) đứng hạng 11 (nhóm khá), thu hút vốn đầutư nước ngoài của Cần Thơ chưa cao…
Về nguyên nhân, có thể nói Cần Thơ cũng như cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện tại có 3 vấn đề chính đang kìm hãm sự phát triển. Cụ thể, hạ tầng logistics còn yếu, xuất khẩu hàng hóa của vùng phần lớn chưathể xuất khẩu trực tiếp mà còn phải“mượn đường” (qua các cảng của TPHCM hoặc Bà Rịa – Vũng Tàu), khiến chi phí cao. Ngoài ra chất lượng nguồn nhân lựccòn hạn chế, tỉ lệ qua đào tạo của vùngchỉ đạt 13% (bình quân cả nước là 21%); tác động của biến đổi khí hậu với cácngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Đồng thời hạ tầng giao thông chưa đồngbộ cũng là “điểm nghẽn lớn để thành phốphát triển nhanh và bền vững.
Trong năm nay và những năm tớinhiều công trình hạ tầng trọng điểmquốc gia được đầu tư cho vùng Đồngbằng Sông Cửu Long như cao tốcTrung Lương – Mỹ Thuận, Mỹ Thuận– Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận 2… tiếp tục được đưa vào sử dụng. TP Cần Thơ có kế hoạch gì trong việc tận dụng nhữnglợi thế này làm “đòn bẩy” cho sự phát triển mạnh mẽ của địa phương và của vùng, thưa ông?
Chủ tịch Trần Việt Trường: Bạn biết đấy, từ những lợi thế từ các công trình trọng điểm quốc gia, nhất là các tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận 2… chính là “đòn bẩy” quan trọng cho thành phố trong việc đẩy mạnh liên kết vùng và thu hút các nguồn lực đầu tư; đặc biệt là phát triển dịch vụ logistics tập trung với quy mô cấp vùng, cungcấp đầu vào, đầu ra cho chuỗi giá trịhàng hóa và dịch vụ của toàn vùng; đẩy mạnh phát triển du lịch, khai thác thế mạnh du lịch sông nước.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộthành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xácđịnh 3 khâu đột phá. Thứ nhất, tập trungphát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất lànguồn nhân lực chất lượng cao. Phát huyvai trò của lực lượng trí thức, đặc biệt làtrí thức, nhà khoa học trẻ đóng góp trílực cho phát triển kinh tế - xã hội củathành phố.Thứ hai, huy động nguồn lực đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội; đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao hông đồng bộ, kết nối nội vùng và liên vùng và liên vận quốc tế.Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh cải cáchhành chính; ứng dụng khoa học côngnghệ vào quản lý, điều hành kinh tế - xã hội; bảo vệ môi trường, thích ứng vớibiến đổi khí hậu; đổi mới sáng tạo, tạobứt phá về năng suất, chất lượng, hiệuquả và sức cạnh tranh; lấy doanh nghiệplàm trung tâm của đổi mới ứng dụng vàchuyển giao công nghệ; xây dựng thànhphố thông minh, tăng trưởng xanh.
Xin cám ơn chủ tịch Thành phố!
Mạnh Cường - Hữu Lễ
Nguồn: https://www.phapluatplus.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn