Tuổi trẻ Đoàn cơ sở Sở Công Thương TPCT hành quân về miền đất anh hùng

Thứ sáu - 15/11/2019 13:45
Tuổi trẻ Đoàn cơ sở Sở Công Thương TPCT hành quân về miền đất anh hùng
   Thực hiện Kế hoạch số 116-KH/ĐCSSCT ngày 24 tháng 10 năm 2019 về việc tổ chức về nguồn; được sự đồng ý của Ban Thường vụ Đảng ủy, ngày 09 tháng 11 năm 2019, Đoàn cơ sở Sở Công Thương đã tổ chức chuyến hành quân về nguồn tại Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
   
Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Tây Bắc, Địa đạo Củ Chi là tên gọi các hệ thống địa đạo khác nhau, được hình thành từ năm 1948, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đến năm 1960, hệ thống địa đạo được phát triển lên tới hơn 200 km liên hoàn khắp 06 xã phía Bắc của huyện Củ Chi. Trong địa đạo có các bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là “đất thép”, nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh.
hinh1
Mô hình địa đạo Củ Chi (Nguồn: diadaocuchi.vn)
   Trong suốt chiều dài của lịch sử hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, địa đạo này vừa là căn cứ địa của Khu ủy Quân khu, Bộ Tư lệnh Sài Gòn - Gia Định, của Huyện ủy Củ Chi. Thế trận đánh giặc dưới lòng đất nơi đây đã làm nên những kỳ tích lớn lao, tích cực góp phần vào công cuộc chống giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước. Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này làm bàn đạp để tấn công vào Sài Gòn, hang ổ của quân xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai.
   Với những chiến tích lẫy lừng, Địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc Việt Nam, là chứng tích ghi lại một thời chiến tranh khốc liệt và hào hùng của dân tộc ta, những năm tháng hào hùng ấy vẫn còn vang vọng mãi trong những vần thơ và câu hát cũng như sự thiêng liêng của mảnh đất địa đạo Củ Chi - nơi được mệnh danh là “đất thép thành đồng” để lại trong trái tim của biết bao thế hệ, trong đó có thế hệ đoàn viên, thanh niên.
   Hòa theo dòng người trở về với mảnh đất thép anh hùng, đoàn viên Sở Công Thương đã được tìm hiểu thêm về những năm tháng chiến tranh, về lịch sử hào hùng của dân tộc, tưởng nhớ công ơn của các chiến sĩ anh hùng đã hy sinh xương máu để làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc.
 
hinh2
Đoàn viên Đoàn cơ sở Sở Công Thương chụp ảnh lưu niệm tại
Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi.

   Các Đoàn viên được trải nghiệm thực tế, cảm nhận được những thời khắc lịch sử của thời chiến tranh, góp phần hun đúc truyền thống cách mạng của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được tận mắt thấy những đường hầm dài hun hút được đào sâu trong lòng đất, với hệ thống gồm 3 tầng, từ đường "xương sống" chia ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn, với các phòng chức năng: phòng y tế, bếp Hoàng Cầm, kho chứa vũ khí, lương thực và cả phòng chiến đấu,… Khu di tích Địa đạo Củ Chi không chỉ thể hiện sự thông minh, khéo léo và tài hoa của cha ông mà còn thể hiện nghị lực phi thường, ý chí kiên cường chiến đấu, quả cảm, không hề run sợ, chùn bước trước những khó khăn, gian khổ, trước tội ác của kẻ thù đang ngày đêm dày xéo trên quê hương. Cuộc sống hơn 40 năm về trước được tái hiện lại một cách rõ rệt nhất. Có niềm tự hào nào to lớn hơn khi bằng chính những đường hầm, những vũ khí thô sơ tự chế này, chúng ta đã chiến đấu với những vũ khí tối tân, hiện đại nhất thời bấy giờ của kẻ thù. Cũng ở chính nơi này, cha ông ta đã đưa ra những quyết định quan trọng làm nên bao chiến công hiển hách trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc.
hinh3
ĐVTN Trải nghiệm thực tế tại đường hầm
   Sau khi trải nghiệm thực tế tại đường hầm, hệ thống bếp không khói Hoàng Cầm, các đoàn viên được thưởng thức món khoai mì luộc chấm với muối mè, đặc sản của vùng kháng chiến Củ Chi và cũng là món ăn dân dã đã theo các chiến sĩ suốt những năm kháng chiến.
image 20191125135145 1
Thưởng thức món khoai mì dân dã.
   Qua chuyến hành quân “Về nguồn” tại Khu di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi - mảnh đất được mệnh danh “Đất thép thành đồng” đã góp phần khơi lại, hun đúc thêm lòng tự hào và tình yêu quê hương, đất nước, là nguồn động lực để bản thân mỗi đoàn viên tiếp tục phấn đấu phát huy sức trẻ, năng động, tiên phong, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.
    Một số hình ảnh của chuyến hành quân về nguồn:
hinh5
 
hinh6
hinh7

Tác giả bài viết: ĐCS Sở Công thương TPCT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay856
  • Tháng hiện tại93,019
  • Tổng lượt truy cập2,984,127
Văn bản mới

341-CV/ĐTN

Công văn số: 341 - V/v định hướng công tác tuyên truyền miệng tháng 12/2024

lượt xem: 31 | lượt tải:41

145-KH/ĐTN

Kế hoạch số: 145 - Kế hoạch tổ chức Chương trình “Xuân tình nguyện” chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

lượt xem: 217 | lượt tải:125

143-KH/ĐTN

Kế hoạch số: 143 - Tổ chức hoạt động “Ngày hội hiến máu tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” đợt 2 năm 2024 chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng nhiệm kỳ 2025 - 2030

lượt xem: 240 | lượt tải:160

142-KH/ĐTN

Kế hoạch số: 142 - Tổ chức Ngày hội trò chơi dân gian chào mừng kỷ niệm 37 năm Ngày thành lập Đoàn Khối cơ quan Dân Chính Đảng thành phố Cần Thơ (20/11/1987 – 20/11/2024)

lượt xem: 301 | lượt tải:302

324-CV/ĐTN

Công văn số: 324 - V/v triển khai thực hiện Quy định 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị

lượt xem: 72 | lượt tải:73
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây